Bật mí 9 kinh nghiệm sửa chữa tiết kiệm chi phí

Bật mí 9 kinh nghiệm sửa chữa tiết kiệm chi phí
Ngày đăng: 3 tháng trước

 

Sửa chữa nhà ở là việc cải tạo, tân trang nhà ở để khắc phục tình trạng hư hỏng, xuống cấp, lỗi thời. Sau một thời gian dài sử dụng, nhà ở sẽ có dấu hiệu xuống cấp như nứt tường, sập mái nhà, sụt lún nền nhà, hệ thống điện nước hoạt động không tốt, đồ nội thất cũ kỹ, kiến trúc lỗi thời. Lúc này, bạn cần tiến hành sửa chữa nhà để đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng cuộc sống. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn 9 kinh nghiệm sửa chữa nhà, chung cư tiết kiệm mà đẹp.

 

 

Khi nào nên sửa chữa, cải tạo nhà cũ?

 

Nhà ở, chung cư sau một thời gian dài sử dụng dưới tác động của các yếu tố bên ngoài như mưa gió, nắng gắt, nấm mốc,... sẽ bị hư hỏng cấu trúc, diện tích không gian sử dụng bị hạn chế, nội thất cũ và kiến trúc cũng trở nên bị lỗi thời. Dưới đây là 5 dấu hiệu cho thấy ngôi nhà của bạn cần được sửa chữa, cải tạo: 

 

  • Ngôi nhà bị hư hỏng cấu trúc: Nếu nhà xuất hiện các vết nứt gãy, mất cân bằng trong cấu trúc, sàn nhà bị lõm hay móng nhà bị hỏng hóc là dấu hiệu của sự suy yếu cấu trúc nhà ở, cần phải can thiệp cải tạo ngay.
  • Các hệ thống điện nước không còn hoạt động tốt: Nếu nhà ở thường xuyên gặp phải tình trạng điện đang sử dụng bị ngắt quãng, rò rỉ nước, hệ thống điện không hoạt động tốt thì cần được cải thiện để đảm bảo an toàn và tiện nghi cho gia đình.
  • Diện tích sử dụng bị hạn chế, không thuận tiện di chuyển: Nếu không gian các phòng trong nhà không đủ cho nhu cầu sử dụng hoặc cách bố trí không hợp lý thì yêu cầu cần mở rộng hoặc thay đổi cách bố trí các phòng là điều cần thiết để tạo ra không gian sống thoải mái.
  • Nội thất và vật liệu xây dựng đã quá cũ: Nội thất và vật liệu xây dựng như sàn gỗ, cửa sổ, tường, trần nhà và hệ thống làm mát bị ăn mòn, hỏng hóc cần được cải thiện và nâng cấp để đảm bảo tiện ích sử dụng cho ngôi nhà.
  • Kiến trúc ngôi nhà đã lỗi thời: Với những ngôi nhà được xây dựng từ 10 - 20 năm trở lên thường có kiến trúc bị lỗi thời, không còn phù hợp với nhu cầu hiện tại. Lúc này, bạn nên cân nhắc thay đổi bố trí các phòng, cải thiện ánh sáng tự nhiên để tạo ra không gian thoáng đãng hơn.

 

 

Việc sửa chữa nhà cũ sẽ mang đến nhiều lợi ích hơn so với việc xây dựng lại nhà mới, cụ thể:

 

  • Đảm bảo sự an toàn cho gia đình: Việc sửa chữa nhà cũ giúp gia cố cấu trúc ngôi nhà, ngăn ngừa tình trạng trần tường bị nứt, ủ dột, tránh được sự sụp đổ, đảm bảo sự an toàn cho gia đình.
  • Mở rộng diện tích: Sửa chữa lại không gian nhà cũ cho phép bạn điều chỉnh toàn bộ kết cấu, giúp tăng diện tích và tối ưu hóa không gian sử dụng. 
  • Tiết kiệm thời gian, chi phí: Mặc dù sửa chữa lại nhà sẽ gặp nhiều khó khăn và tốn nhiều công sức nhưng việc sửa chữa nhà cũ tốn sẽ tốn ít thời gian và chi phí hơn so với việc xây mới hoàn toàn.
  • Tân trang ngôi nhà: Cải tạo nhà cũ giúp bạn biến không gian sống trở nên hiện đại, mới mẻ và thoải mái hơn, phản ánh phong cách sống của gia đình.

 

 

9 kinh nghiệm sửa nhà cũ, cải tạo nhà cũ tiết kiệm chi phí

Kinh nghiệm 1: Khảo sát hiện trạng kỹ lưỡng trước khi tiến hành sửa chữa nhà cũ

 

Trước khi tiến hành sửa chữa và cải tạo ngôi nhà, việc khảo sát hiện trạng là cơ sở để xác định mức độ cải tạo cần thiết và lập kế hoạch phương án sửa chữa tối ưu và hợp lý. Từ đó giúp tránh được những sự cố không mong muốn, giảm thiểu rủi ro, thiếu sót và tiết kiệm chi phí. Ngược lại, việc không tiến hành khảo sát kỹ lưỡng trước khi sửa chữa có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc như sửa chữa không hiệu quả,tốn kém chi phí và mất thời gian, ảnh hưởng đến sự an toàn của ngôi nhà và các thành viên trong gia đình. 

 

Khi thực hiện khảo sát nhà trước khi chỉnh sửa, bạn cần xem xét nền móng có còn vững chắc hay không. nền móng được thiết chịu được tải trọng bao nhiêu tầng. Đối với cấu trúc tường, cần đánh giá tường có bị nứt hay thấm nước không, kết cấu tường chịu lực hay khung chịu lực. Nếu là tường chịu lực thì cần hạn chế những công việc cải tạo, đập phá làm ảnh hưởng đến tường. Trong trường hợp là khung chịu lực thì cần xem xét kỹ lưỡng vị trí nào dầm chính, vị trí nào là dầm phụ để có biện pháp gia cường thêm vào những vị trí có kết cấu bị yếu. 

 

Kinh nghiệm 2: Tận dụng kết cấu nhà chắc chắn

 

Trong trường hợp ngôi nhà có kết cấu vẫn còn chắc chắn và mức độ xuống cấp trung bình, việc cải tạo và sửa chữa khá đơn giản. Bạn có thể phân chia lại không gian, sắp xếp hoặc thay đổi nội thất, cạo sơn lớp sơn cũ và phủ lớp sơn mới, đánh bóng sàn, đổ đà chịu lực và mở cửa để mở rộng không gian.

 

Việc tận dụng kết cấu nhà chắc chắn mang lại nhiều lợi ích quan trọng. Chẳng hạn với những ngôi nhà đã xuống cấp và rất cũ nhưng sàn gỗ,... còn khá mới, không bị bong tróc hay trầy xước. Lúc này bạn chỉ cần đánh bóng sàn, lát gạch lại mà không cần phải thay mới hoàn toàn, giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả. 

 

Bên cạnh đó, việc giữ lại một phần nội thất và kiến trúc nhà cũ cũng là cách để gia chủ lưu giữ lại những kỷ niệm và tạo ra một không gian sống kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, tạo điểm nhấn sinh động và hấp dẫn cho ngôi nhà.

 

 

Kinh nghiệm 3: Cân nhắc phong cách thiết kế phù hợp

 

Nếu ngôi nhà hiện tại đang gặp hiện trạng bị bí bách, ngột ngạt thì bạn cần thiết kế thêm cửa thông gió trong quá trình cải tạo. Giải pháp này sẽ giúp phòng tận dụng tối đa nguồn khí trời mát mẻ từ bên ngoài, tạo điều kiện lưu thông không khí trong phòng được tốt hơn.

 

Việc thiết kế thêm cửa thông gió sẽ giúp loại bỏ các khí bẩn trong phòng và tăng cường luồng không khí sạch từ bên ngoài, làm sạch các chất độc hại trong phòng và duy trì không gian sống mát mẻ. Điều này sẽ tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu, loại bỏ cảm giác bí bách và khó chịu trong ngôi nhà.

 

Kinh nghiệm 4: Lựa chọn phương án cải tạo phù hợp với nhu cầu

 

Khi cải tạo nhà ở, gia chủ có thể lựa chọn kiểu thiết kế phù hợp với nhu cầu để đảm bảo tính tiết kiệm, đồng thời giúp tối ưu diện tích và tiện nghi sử dụng, ví dụ: Khi có nhu cầu mở rộng diện tích cơi nới nhà ở, việc tạo gác lửng là một phương án hữu ích. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, bạn cần phải kiểm tra kỹ nền tảng của ngôi nhà để đảm bảo độ vững chắc và an toàn cho gia đình, tránh gây nguy hiểm trong quá trình sinh hoạt. Nếu cần thiết, bạn có thể xây dựng thêm cột để tăng cường độ chịu lực và tính vững chãi cho kết cấu nhà. 

 

Những căn nhà phố thường có diện tích hạn chế về chiều ngang và ánh sáng kém, tạo nên không gian bí bách, ngột ngạt và bất tiện khi sinh hoạt. Trong trường hợp này, bạn có thể xây dựng giếng trời, vườn trong để tạo ra một không gian sống mở và thoáng đãng, tận dụng được nguồn ánh sáng tự nhiên cho căn nhà.

 

Để tối ưu hóa diện tích sử dụng, nâng tầng là một giải pháp phổ biến cho các căn nhà phố. Tuy nhiên, trước khi tiến hành, chủ nhà cần kiểm tra và đảm bảo hệ móng - cột của ngôi nhà xem có đủ vững chắc để chịu lực. Đồng thời, không nên hạn chế nâng tầng quá cao để tránh gây ảnh hưởng đến khả năng chịu tải của nền móng.

 

 

Kinh nghiệm 5: Lưu ý đến phong thủy

 

Theo quan niệm của người Việt, yếu tố phong thủy xây dựng, cải tạo và sửa chữa nhà ở sẽ ảnh hưởng đến công việc làm ăn, kinh doanh, sức khỏe và tình cảm gia đình. Vì vậy, khi tiến hành sửa chữa hoặc cải tạo không gian sống, gia chủ cần tuân thủ các nguyên tắc và các khía cạnh phong thủy như cung mệnh gia chủ, vị trí hướng nhà, để đảm bảo sự hài hòa và thịnh vượng cho ngôi nhà.

 

  • Đối với phòng khách: Gia chủ không nên đặt cầu thang ở vị trí chính giữa căn nhà, hướng trực tiếp vào phòng bếp hoặc nhà vệ sinh. Điều này sẽ gây ra nhiều xui rủi và những điều không may cho gia đình.
  • Đối với phòng bếp: Gia chủ không nên đặt hướng bếp đối diện với phòng ngủ và phòng vệ sinh, đồng thời tránh các vật nhọn hướng thẳng vào bếp. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đặt 3 thiết bị theo hình tam giác đó là bếp, bồn rửa và tủ lạnh. 
  • Đối với phòng ngủ: Gia chủ không nên bố trí giường ngủ ở hướng đối diện phòng vệ sinh hoặc gần cửa ra vào, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của gia đình. 


Kinh nghiệm 6: Tái sử dụng nội thất chất lượng

 

Tái sử dụng nội thất không những giúp tiết kiệm chi phí mà còn giữ lại những kỷ niệm đáng quý cho gia đình của bạn. Bên cạnh đó, việc tái sử dụng lại các món đồ nội thất cũ cùng giúp giảm thiểu lượng rác thải và tài nguyên sử dụng cho việc sản xuất đồ nội thất mới.

 

Thay vì loại bỏ hoàn toàn nội thất cũ, bạn có thể sửa chữa và cải tạo lại để tái sử dụng như dọn dẹp, sơn lại bàn ghế, thay mới phần đệm hoặc nệm của ghế,... Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thanh lý và bán bớt đồ nội thất không cần thiết để tạo ra một nguồn thu nhập nhất định để hỗ trợ phần nào chi phí cải tạo và sửa chữa lại nhà.

 

Kinh nghiệm 7: Ước lượng kinh phí sửa chữa cụ thể

Khi dự trù chi phí, bạn cần cân nhắc đến một số yếu tố như:

 

  • Hiện trạng ngôi nhà: Nếu ngôi nhà có nền móng và hệ thống điện, nước đang trong tình trạng tốt và không cần phải thay mới hoặc sửa chữa quá nhiều thì gia chủ sẽ tiết kiệm được đáng kể chi phí cho phần này.
  • Các hạng mục cần sửa chữa: Gia chủ cần xác định rõ ràng và đầy đủ các công việc cần thực hiện trong quá trình cải tạo để tránh phát sinh chi phí ngoài dự kiến.
  • Điều kiện thi công: Những yếu tố như diện tích xây dựng, vị trí nhà ở những khu vực khó di chuyển ngõ, hẻm nhỏ có thể làm tăng chi phí và gây khó khăn trong vận chuyển vật liệu và máy móc thi công, làm tăng chi phí sửa chữa.
  • Phong cách thiết kế: Mỗi phong cách thiết kế đều đòi hỏi cách bố trí không gian và sử dụng nội thất khác nhau, phong cách thiết kế càng phức tạp thì chi phí sửa chữa càng cao. 
  • Vật liệu xây dựng: Với những vật liệu xây dựng cao cấp như gỗ tự nhiên,... thì giá thành cũng sẽ cao hơn so với vật liệu thông thường. 
  • Nội thất: Sử dụng đồ nội thất cao cấp sẽ làm tăng chi phí cải tạo so với việc sử dụng đồ nội thất thông thường.

 

Trong quá trình sửa chữa và cải tạo nhà sẽ có các khoản phí cơ bản bao gồm:

  • Chi phí cải tạo nhà bao gồm chi phí cho vật liệu xây dựng và nội thất
  • Chi phí nhân công
  • Chi phí vận chuyển
  • Chi phí thuê nhà thầu
  • Chi phí dự trù phát sinh như chi phí thiếu nguyên vật liệu, chi phí thuê máy móc, thiết bị,...

 

Việc ước lượng và dự trù các chi phí sửa chữa nhà cụ thể giúp bạn chuẩn bị tổng thể kinh phí chính xác hơn và hạn chế phát sinh thêm trong quá trình sửa chữa, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo hiệu quả tài chính tốt nhất.

 

 

Kinh nghiệm 8: Lựa chọn vật liệu thi công phù hợp

 

Lựa chọn vật liệu thi công phù hợp rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của gia đình. Khi mua vật liệu, bạn cần cân nhắc và lựa chọn kỹ lưỡng để đảm bảo rằng công trình sửa chữa của bạn không chỉ đẹp mắt mà còn bền vững tiết kiệm chi phí trong dài hạn.

 

Ví dụ, khi cải tạo nhà theo phong cách thiết kế hiện đại, bạn có thể chọn các vật liệu như bê tông, kính, hoặc thép để tạo nên vẻ sang trọng, tinh tế. Nếu là phong cách Bắc Âu thì bạn nên lựa chọn vật liệu gỗ và màu trắng để tạo ra không gian ấm áp, gần gũi. Còn phong cách Đông Dương hoặc Wabi Sabi thường sử dụng các vật liệu thô mộc như gỗ, đá, đất sét, kim loại để tạo nên sự gần gũi với tự nhiên,...

 

Khi chọn lựa vật liệu sửa chữa nhà cũ, bạn cần lưu ý đến điều kiện tài chính và xem xét giữa chất lượng và giá thành. Hiện nay, vật liệu xây dựng và trang trí vô cùng đa dạng, bạn không nhất thiết phải sử dụng gỗ tự nhiên 100% mà có thể thay thế bằng gỗ công nghiệp hoặc nhựa công nghiệp. Thay vì sơn tường, bạn có thể sử dụng giấy dán tường với nhiều họa tiết để tạo điểm nhấn mà không tốn nhiều chi phí.

 

Kinh nghiệm 9: Chọn đơn vị thi công uy tín chất lượng

 

Nếu bạn không am hiểu và kinh nghiệm trong việc sửa chữa nhà ở thì việc lựa chọn đơn vị thi công chuyên nghiệp thay vì tự sửa chữa và cải tạo nhà cũ sẽ giúp đảm bảo an toàn, chất lượng cũng như tính thẩm mỹ của công trình. Đơn vị thi công sẽ khảo sát tình hình thực tế, đưa ra những giải pháp thiết kế thi công phù hợp, từ đó thống nhất phương án và tiến hành thi công một cách hiệu qu, đúng tiến độ. 

 

Hiện nay, việc lựa chọn đơn vị thi công uy tín chất lượng là điều không dễ dàng. Để xác định đơn vị thi công đáng tin cậy, bạn cần chú ý đến các điểm sau:

 

  • Có kinh nghiệm và chuyên môn trong việc khảo sát, đánh giá, phân tích hiện trạng nhà ở trên nhiều khía cạnh như kết cấu, tường, cột, hệ thống điện nước để đưa ra phương án sửa chữa phù hợp.
  • Cung cấp bản vẽ và phương án thi công cụ thể, hợp lý giúp quá trình thi công sửa chữa và cải tạo diễn ra thuận lợi. 
  • Có chuyên môn cao trong việc sửa chữa và cải tạo nhà, đảm bảo đem lại hiệu quả tốt nhất cho công trình. 
  • Đảm bảo giá cả minh bạch, hợp lý và rõ ràng.

 

 

Dịch vụ sửa nhà cũ thành nhà mới uy tín, chất lượng tại thành phố Hồ Chí Minh

 

NỘI THẤT AN TÂM 668 là đơn vị uy tín và có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sửa chữa và cải tạo nhà cũ. Hiện nay, chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ cải tạo nhà cũ trọn gói và sửa chữa căn hộ chung cư tại TPHCM và một số tỉnh thành lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An,... Với đội ngũ nhân viên lành nghề, có chuyên môn cao, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những dịch vụ chất lượng nhất, đáp ứng mọi nhu cầu sửa chữa, cải tạo nhà của khách hàng. 

 

Khi có nhu cầu sửa chữa và cải tạo nhà ở, khách hàng chỉ cần liên hệ với NỘI THẤT AN TÂM 668, chúng tôi sẽ có mặt nhanh chóng chỉ sau 30 phút để tiến hành khảo sát tư vấn, giúp xác định được các vấn đề hiện tại và đưa ra các phương án sửa chữa tối ưu, tiết kiệm nhất. Chúng tôi cam kết giá cả minh bạch, không có chi phí phát sinh trong quá trình thi công, giúp khách hàng yên tâm khi sử dụng dịch vụ.

 

 

 

Zalo
Hotline
Hotline: 0961345668